Lịch sử Vô hiệu bồi thẩm đoàn

Một bồi thẩm đoàn trong thế kỷ 19

Trước đây, người ta sợ rằng một thẩm phán hoặc một hội đồng các quan chức chính phủ có thể bị ảnh hưởng quá mức để tuân theo thông lệ pháp luật đã được thiết lập, ngay cả khi thông lệ đã khác xa nguồn gốc của nó. Trong hầu hết các hệ thống pháp luật phương Tây hiện đại, các thẩm phán thường hướng dẫn bồi thẩm đoàn chỉ đóng vai trò là "người xét xử sự thật", có vai trò xác định tính xác thực của bằng chứng được đưa ra và độ quan trọng của bằng chứng[10] để áp dụng bằng chứng đó vào luật theo như thẩm phán giải thích để đến một phán quyết; nhưng không được xem xét chính luật pháp đó. Tương tự, các bồi thẩm đoàn thường được tòa án và một số luật sư cảnh báo không được phép thông cảm cho một bên hoặc những người bị ảnh hưởng khác để tránh làm ảnh hưởng đến việc đánh giá bằng chứng một cách công bằng và không thiên vị. Những hướng dẫn này bị chỉ trích bởi những người ủng hộ vô hiệu bồi thẩm đoàn. Một số ví dụ lịch sử thường được trích dẫn về vô hiệu bồi thẩm đoàn liên quan đến việc các bồi thẩm viên từ chối kết án những người bị cáo buộc đã vi phạm Đạo luật Nô lệ Chạy trốn bằng cách hỗ trợ nô lệ bỏ trốn hoặc chính họ là nô lệ bỏ trốn, và từ chối bồi thẩm đoàn của thuộc địa Mỹ kết tội một bị cáo theo pháp luật Anh.[11]

Vô hiệu hóa bồi thẩm đoàn là nguồn gốc của nhiều cuộc tranh luận. Một số người cho rằng đây là biện pháp bảo vệ quan trọng cuối cùng chống lại những án tù oan sai và chế độ chuyên chế của chính phủ.[12][13] Những người khác coi đó là vi phạm quyền bị xét xử theo phiên tòa có bồi thẩm đoàn, điều này làm suy yếu luật pháp.[13] Vài người coi đó là vi phạm lời tuyên thệ của các bồi thẩm viên. Tại Hoa Kỳ, một số người cho rằng việc yêu cầu các bồi thẩm viên tuyên thệ bản chất là bất hợp pháp, trong khi những người khác lại xem quy định trong lời tuyên thệ là bồi thẩm viên phải "tuyên án" thì đã gián tiếp bắt bồi thẩm đoàn phải vô hiệu hóa những đạo luật bất công: "...sẽ thực sự và chính đáng xét xử và tuyên án chân thật được thực hiện giữa Hoa Kỳ và bị cáo tại tòa, và một bản án chân thật đưa ra dựa trên bằng chứng, vì vậy Chúa hãy giúp [tôi]." United States v. Green, 556 F.2d 71 (D.C. Cir. 1977).[14] Một số lo sợ rằng việc vô hiệu hóa có thể bị sử dụng để cho phép bạo lực chống lại các phe phái không được ưa chuộng trong xã hội.[15] Họ nêu lên nguy cơ một bồi thẩm đoàn có thể chọn kết tội một bị cáo đã không vi phạm nguyên văn luật. Tuy nhiên, các thẩm phán giữ cả quyền quyết định các bản án và cả quyền bỏ qua các phán quyết có tội của bồi thẩm đoàn, có vai trò như một cản trở chống lại những bồi thẩm đoàn ác ý. Việc bồi thẩm đoàn vô hiệu pháp luật của cũng có thể xảy ra trong các vụ kiện dân sự, trong đó phán quyết thường là kết luận về ai phải chịu trách nhiệm hoặc ai đã thiếu trách nhiệm (chứ không phải là kết luận có tội hay không có tội).[16]

Vấn đề đạo đức chính liên quan đến việc vô hiệu bồi thẩm đoàn là căng thẳng giữa chính quyền tự trị dân chủ và tính liêm khiết.[17] Người ta lập luận rằng các công tố viên không được phép yêu cầu bồi thẩm đoàn tuyên bố vô hiệu, và do đó các bị cáo cũng không được phép nhận được điều đó.[18] Tuy nhiên, để một công tố viên vô hiệu hóa pháp luật trong bối cảnh này sẽ đòi hỏi phải phủ nhận giả định vô tội (thông lệ "vô tội cho đến khi bị chứng minh có tội"). Vì lý do này, vô hiệu công tố thường được định nghĩa là từ chối truy tố.[19]